a. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nhận hồ sơ từ bộ phận TN&TKQ thị xã: 01 ngày
Cán bộ tiếp nhận nhận hồ sơ từ bộ phận TN & TKQ. Ký vào danh sách bàn giao hồ sơ của bộ phận TN&TKQ.
Phiếu theo dõi quá trình luân chuyển, xử lý hồ sơ được bộ phận TN&TKQ đính kèm theo hồ sơ cần giải quyết.
Cán bộ tiếp nhận trình lãnh đạo phòng xem xét phân công người xử lý.
Vào sổ theo dõi giải quyết hồ sơ (BM KT 01-01).
Bước 2: Xử lý hồ sơ: 25 ngày
- Kiểm tra thành phần, nội dung hồ sơ:
Cơ quan tiếp nhận xử lý, giải quyết hồ sơ phải kiểm tra lại hồ sơ trước khi tiếp nhận, nếu phát hiện hồ sơ chưa đảm bảo thì lập phiếu hướng dẫn và trả ngay lại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông tin lại cho tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp sau khi tiếp nhận mới phát hiện hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định thì lập phiếu hướng dẫn và giao lại cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông tin lại cho tổ chức công dân bổ sung, hoàn chỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp này cơ quan nào có lỗi thì trực tiếp xin lỗi hoặc có văn bản xin lỗi đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đảm bảo cán bộ phòng chức năng tiến hành kiểm tra, thẩm định.
- Thẩm định hồ sơ:
+ Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Kinh tế thành lập Đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
+ Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở:
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm.
Trường hợp kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Đồng thời Phòng Kinh tế có văn bản trả hồ sơ lại cho bộ phận TN&TKQ để thông báo và trả hồ sơ lại cho tổ chức, công dân để khắc phục.
Trường hợp “Chờ hoàn thiện” cơ sở phải thực hiện khắc phục trong thời hạn tối đa 60 ngày; Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục về Phòng Kinh tế để tổ chức thẩm định lại. Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, Phòng Kinh tế thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
+ Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 (một) bản và cơ sở giữ 01 (một) bản.
- Dự thảo giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu quy định hiện hành. Vào sổ giải quyết hồ sơ (BM KT 01-01).
Bước 3: Trình hồ sơ cho lãnh đạo Phòng kinh tế: 05 ngày
- Cán bộ xử lý hồ sơ trình toàn bộ hồ sơ cho lãnh đạo phòng kiểm tra về nội dung, thể thức hồ sơ, và giấy phép. Nếu phù hợp thì lãnh đạo phòng ký vào giấy phép, nếu không phù hợp thì chuyển về bước 2.
- Vào sổ theo dõi giải quyết hồ sơ (BM KT 01-01).
Bước 4: Chuyển hồ sơ cho bộ phận TN&TKQ: 01 ngày
Cán bộ thụ lý hồ sơ chuyển toàn bộ hồ sơ đã được lãnh đạo phòng phê duyệt cho bộ phận TN&TKQ để trả cho tổ chức, công dân và thu phí, lệ phí (nếu có). Bộ phận TN&TKQ ký vào sổ theo dõi giải quyết hồ sơ (BM KT 01-01) của phòng Kinh tế.
Cán bộ phòng Kinh tế ký vào Phiếu theo dõi quá trình luân chuyển, xử lý hồ sơ của bộ phận TN&TKQ.
*/ Thời gian giải quyết hồ sơ công việc là thời gian làm việc (không kể ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết), được tính kể từ ngày bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến ngày hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
|